
Cùng Namiwa tìm hiểu 10 vai trò của nước đối với cơ thể để hiểu thêm về tầm quan trọng của nước cũng như cách vận hành của các cơ quan trong cơ thể chúng ta nhé!
70% cơ thể là nước
Chắc hẳn hầu hết chúng ta đều từng nghe tới câu nói “70% cơ thể chúng ta là nước”. Điều này là hoàn toàn có căn cứ, bởi nước xuất hiện ở tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta, ngay cả những nơi chúng ta nghĩ tới như xương chẳng hạn. Với hàm lượng nước lớn như vây, hẳn rằng nước phải đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể. Cùng Namiwa tìm hiểu những vai trò ấy là gì nhé!
Nhiệt độ trung bình của cơ thể là 37 độ C. Sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường buộc cơ thể phải thích nghi dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt. Lúc này, nước đóng vai trò là nhân tố quan trọng. Cụ thể là cơ thể sẽ toát mồ hôi khi nhiệt độ nóng lên để giữ ẩm cho da. Ngược lại, khi nhiệt độ giảm, các mạch máu sẽ co lại, cơ thể run để tăng nhiệt độ bên trong nhằm giữ ấm cho cơ thể, các cơ quan sẽ hạn chế hoạt động để dồn năng lượng vào việc giữ ấm.
Giúp vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng nuôi tế bào là một vai trò quan trọng của nước. Sau khi vào cơ thể, nước sẽ được phân tách thành các phân tử nhỏ hơn bởi dạ dày, nhờ đó nước dễ dàng thẩm thấu vào ruột non và nhận nhiệm vụ hoà tan, vận chuyển chất dinh dưỡng để đi nuôi các tế bào của cơ thể.
Nước giúp chuyển hoá thức ăn thành năng lượng
Không chỉ vận chuyển dinh dưỡng nuôi tế bào, nước còn thực hiện chức năng giải độc bằng cách lấy đi các chất thải độc hại, cung cấp oxy và khoáng chất cần thiết cho tế bào
Từ nguồn thức ăn nạp đến nguồn năng lượng cho cơ thể là cả quá trình. Đầu tiên, thức ăn được tiêu hoá bằng enzyme ở dạ dày, sau đó, ruột, gan và thận sẽ xử lý dịch tiêu hóa, các chất dinh dưỡng hay độc hại rồi chuyển hóa thành năng lượng. Trong quá trình này, nước có vai trò là nhân tố vận chuyển, dung môi của các phản ứng hóa học của cơ thể.
Bạn biết không, nước chiếm tới 31% cấu tạo của xương đồng thời nước đóng vai trọng là chất làm trơn cho các khớp xương giúp xương vận hành nhịp nhàng, trơn tru và tránh gây tổn thương cho xương.
Phổi là cơ quan cung cấp oxy cho máu đi nuôi cơ thể và thải ra khí CO2. Việc tiếp nhận không khí từ môi trường bên ngoài khiến phổi dễ bị lẫn bụi bẩn, vi rút, vi khuẩn...nên dễ tổn thương. Với phổi, nước chính là chất gột rửa giúp thanh lọc phổi, cho lá phổi khỏe mạnh.
Ngoài ra, nước còn giữ nhiều vai trò quan trọng nữa như: cấu thành nên bộ não - 80% tế bào não là nước. Để đầu óc minh mẫn, cần cung cấp đủ nước cho để não không rơi vào trạng thái thiếu nước, sẽ rất nguy hiểm; Nước cũng chiếm 75% cấu thành nên cơ bắp và 83% của máu đồng thời giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng của cơ thể như: giữ ẩm cho bề mặt da, cho mắt; thải độc từng tế bào...
Như đã thấy, nước đối với cơ thể rất quan trọng, tuy nhiên không phải ai cũng có thói quen uống đủ nước mỗi ngày.
Duy trì thói quen uống đủ nước hàng ngày để có sức khoẻ tốt
Hãy để nước trong tầm tay dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào, đừng để khi cơ thể quá khát mới uống nước. Dần dần, thói quen uống nước của bạn sẽ cải thiện lên từng ngày.
Cùng tham khảo lịch uống nước sau từ các chuyên gia dinh dưỡng Việt Nam
Lưu ý:
Hy vọng rằng với những chia sẻ trong bài viết này, các bạn đã hiểu được tầm quan trọng của nước. Do đó, hãy bổ sung đủ lượng nước hàng ngày bạn nhé! Và đừng quên lựa chọn loại nước chất lượng để đảm bảo sức khoẻ nhé!